Đào tạo - Kế hoạch học tập

Quản lý đào tạo - Kế hoạch học tập Quản lý đào tạo - Kế hoạch học tập Quản lý đào tạo - Kế hoạch học tập
  • 1.  Tổ chức kế hoạch học tập:

        Mục đích lập kế hoạch học tập tự động cho toàn trường dựa trên khung chương trình sẵn có của tất cả các ngành có trong trường.

  • 2.   Xem hoạch hoạch giảng dạy

        Mục đích để theo dõi kế hoạch đào tạo toàn trường về các thông tin:

    - Số học phần được mở trong kỳ.

    - Tổng số sinh viên dự kiến học trong mỗi học phần (Phụ thuộc vào sinh viên trong lớp sinh hoạt)

    - Tổng số sinh viên đăng ký học trong mỗi học phần (Đăng ký học thực tế).

    - Số lớp học phần của mỗi môn.

  • 3. Kế hoạch -> Lớp sinh hoạt

    - Kế hoạch theo học phần: Lập kế hoạch cho từng khoa về tất cả các học phần mở trong kỳ. Thống kê số lớp sinh hoạt có kế hoạch học trong kỳ (Theo khung chương trình). Thống kê số sinh viên có thể học trong kỳ để khoa dựa vào đây để lập thời khóa biểu dự kiến.

    - Kế hoạch theo lớp sinh hoạt: Dựa vào khung chương trình của từng ngành. Liệt kê tất cả các học phần học trong kỳ của tất cả các lớp trong khoa. Dựa vào danh sách này, khoa lập thời khóa biểu dự kiến theo hình thức giống đào tạo niên chế.

  • 4. Kế hoạch Báo giảng

       Phòng đào tạo sau khi lập kế hoạch mở lớp học phần cho toàn trường, sẽ gửi kế hoạch mở lớp học phần về cho từng khoa, để khoa bố trí cán bộ giảng dạy cho từng học phần, lớp học phần cụ thể. Đây cũng là một trong nhưng yếu tố cần thiết để lập thời khóa biểu cho học kỳ

  • 5. Quản lý Thời khóa biểu

    - Quản lý thời khóa biểu của tất cả các lớp học phần mà trường mở trong kỳ về các thông tin: Tên lớp học phần, số lượng dự kiến, số lượng thực tế, giáo viên giảng dạy, phòng học, lịch học.

    - Thời khoá biểu lập theo nhóm, mỗi nhóm được xem như thời khoá biểu của một lớp sinh hoạt (xem như thời khoá biểu của một lớp học niên chế), lịch học trong một nhóm không trùng về thời gian và phòng học. Nếu một sinh viên học theo đúng tiến độ chỉ cần đăng ký theo thời khoá biểu của một nhóm là được.

  • 6. Lịch giảng dạy của Giảng viên

       Để xem lịch dạy cụ thể của giảng viên, tại đây có thể in Lịch dạy của từng giảng viên, In danh sách điểm danh, Danh sách thi của các lớp học phần của một giáo viên.

  • 7. Quản lý giảng đường/Phòng học

       Giúp người quản lý có cái nhìn tổng quan về hệ thống phòng học trong trường, để có kế hoạch khai thác tốt nhất cơ sở vật chất hiện có.